Trang

31 tháng 12, 2010

Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán (Tính đến ngày 30.12.2010)

Ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất sàn chứng khoán

Thanh Niên Online - Thứ Sáu, 31/12
 
Kết thúc năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng, thành viên HĐQT Công ty CP Vincom (VIC) đã vươn lên vị trí dẫn đầu và trở thành "Người giàu nhất trên sàn chứng khoán VN". Sự biến động của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng gây nhiều xáo trộn trong bảng xếp hạng này với những bất ngờ lớn.
Tính đến hết ngày hôm qua, tổng giá trị cổ phiếu (CP) đang nắm giữ của ông Phạm Nhật Vượng đạt 16.222 tỉ đồng (tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2009). Với khối tài sản này, ông Vượng lần đầu tiên vươn lên vị trí "Người giàu nhất trên sàn chứng khoán VN" mà trước đó, ông chỉ đứng trong top 3. Nguyên nhân của sự bứt phá này là do giá cổ phiếu VIC đã tăng mạnh. Cụ thể, tính từ cuối tháng 9.2010 đến phiên giao dịch hôm qua, VIC đã tăng tới 60% giá trị, từ mức khoảng 60.000 đồng/CP lên 96.000 đồng/CP.

Hiện tượng VIC
Trong bối cảnh hầu hết các CP rơi vào tình trạng lình xình, mất giá và TTCK chung giảm điểm, sự tăng trưởng của VIC được coi là một hiện tượng. Điều này cũng dễ hiểu, trong 3 tháng vừa qua, Vincom đã gặt hái được rất nhiều thành công trong việc đầu tư - phát triển các dự án. Đây là giai đoạn Vincom mở bán những đơn nguyên nhà ở đầu tiên trong tổ hợp bất động sản cao cấp Royal City và gần như toàn bộ sản phẩm đã được bán hết với một mức giá tốt. Dự án Eco City rộng 37 ha tại khu vực nhà máy dệt 8.3 mà Vincom là cổ đông chính cũng được phê duyệt và chuẩn bị khởi công. Dự án Khu tứ giác Eden sau một thời gian dài ách tắc cũng đã được giải quyết...
Đặc biệt, sự hoạt động ổn định và ngày một mở rộng, phát triển của các tòa nhà như Vincom City Towers, Vincom Center... đem lại lợi nhuận và nguồn thu chính, bền vững cho công ty trong giai đoạn phát triển này. Đó là lý do, CP VIC trong thời gian qua được các nhà đầu tư gom mua và đạt được mức tăng trưởng rất lớn trong tình hình chung của thị trường.
Với khối tài sản trị giá 16.222 tỉ đồng, doanh nhân Phạm Nhật Vượng đang là người gần nhất với cái đích tỉ phú đô la đầu tiên của VN. Nếu nhìn vào kế hoạch của năm 2011 của cả Tập đoàn Vingroup, có thể thấy, tỉ phú đô la VN đã thực sự ló dạng. Ngoài các dự án bất động sản đã và đang triển khai sẽ mang lại lợi nhuận, trong năm tới Tập đoàn Vingroup còn đưa vào hoạt động khu khách sạn 6 sao tại Nha Trang và Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hội An cũng như phát triển chuỗi Vinpearl ra một số địa chỉ du lịch biển mới dọc miền Trung, TP.HCM.
Những thông tin này chắc chắn sẽ khiến giá CP VIC trong năm tới tiếp tục đột phá.

"Mất ngôi" vì... quá ổn định!
Sự lên ngôi của doanh nhân Phạm Nhật Vượng "đẩy" doanh nhân Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) xuống vị trí số 2, dù tài sản của bầu Đức đã tăng thêm hơn trên 800 tỉ đồng so với lần bình chọn trước.
Việc "mất ngôi" của bầu Đức cũng khá... thú vị. Đó là vì sự ổn định giá cổ phiếu HAG trong suốt năm qua. Trong khi nhiều CP khác bị mất giá từ 20 - 50% thì HAG không bị giảm mạnh khiến tổng giá trị số CP mà bầu Đức nắm giữ tính đến hiện nay đạt hơn 11.300 tỉ đồng. Nhưng cũng vì sự ổn định trong khi một số CP khác như VIC có sự tăng trưởng mạnh là nguyên nhân khiến bầu Đức phải nhường chỗ cho doanh nhân Phạm Nhật Vượng trong bảng xếp hạng.
Giữ nguyên vị trí số 3 là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC). Có thể nói, vị trí của doanh nhân Đặng Thành Tâm khiến thị trường hồi hộp nhất. Cuối năm 2009 ông Tâm vượt lên giữ vị trí quán quân nhờ sự lên sàn của CP SQC - CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn. Nhưng đến đầu tháng 10 vừa qua, khi SQC có ý định xin rút niêm yết vì một số lý do nên nhiều người lo ngại vị trí của ông Tâm sẽ thụt lùi rất sâu trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, SQC vẫn đang niêm yết và trong sở hữu có thêm CP mới là Ngân hàng TMCP Nam Việt (NVB) đã chính thức lên niêm yết trên sàn Hà Nội. Những yếu tố đó đã giữ doanh nhân này lại ở vị trí số 3 với tài sản đạt hơn 9.500 tỉ đồng (giảm gần 28% so với cuối năm 2009).
Ngoài 3 vị trí dẫn đầu nêu trên, nếu so sánh danh sách còn lại của năm nay với cuối năm 2009 thì thấy có khá nhiều sự khác biệt. Vị trí thứ 4 vẫn thuộc về ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Các vị trí tiếp theo lần lượt là ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR). Riêng bà Phạm Thu Hương - vợ của ông Phạm Nhật Vượng từ vị trí thứ 9 trong lần bình chọn trước vươn lên vị trí thứ 6 và trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán hiện nay, với giá trị tài sản trên 2.300 tỉ đồng. Ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) giữ vị trí số 7. Bà Nguyễn Thị Kim Xuân - chị vợ của ông Đặng Thành Tâm vẫn giữ nguyên vị trí số 8 trên bảng xếp hạng như lần bình chọn trước.
Gương mặt mới của bảng xếp hạng lần này là bà Phạm Thúy Hằng - thành viên HĐQT của VIC với tổng trị giá sở hữu hơn 1.834 tỉ đồng, xếp thứ 9 và bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) "chốt" bảng với vị trí số 10.

Bất động sản “soán ngôi” tài chính
Tính theo giá đóng cửa các CP ngày hôm qua, tổng số CP của 10 người đứng đầu trên TTCK chiếm hơn 52.000 tỉ đồng, tăng hơn 30% so với cuối năm 2009. Chỉ riêng tài sản của 3 người đứng đầu danh sách đã chiếm hơn 37.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 70% tổng trị giá của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay). Khoảng cách giữa top 3 dẫn đầu với những người trong vị trí kế tiếp khá xa.
Nhìn từ bảng xếp hạng này, có thể nhận thấy, các doanh nhân bất động sản đã và đang lần lượt thay thế những gương mặt đã từng dẫn đầu danh sách người giàu trên sàn chứng khoán thuộc về các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán... Đặc biệt nhóm CP ngành ngân hàng trong vòng hai năm qua đã không còn được đánh giá là CP “vua” nữa, vì biến động quá mạnh của nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Ngược lại, mặc dù khá trầm lắng trong hai năm qua nhưng thị trường bất động sản vẫn được các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng lớn. Nhất là những doanh nghiệp đã có tiềm lực cơ bản và hướng phát triển rõ ràng ...
Những biến động của TTCK vẫn không ngừng lại, nhiều doanh nghiệp cũng có kế hoạch riêng của mình. SQC đã tính đến chuyện xin ý kiến cổ đông để hủy niêm yết; Công ty tư nhân Hà Bảo của ông Hà Văn Thắm làm đại diện đang đăng ký mua vào 10 triệu CP của OGC để tăng tỷ lệ sở hữu; HAG đang có kế hoạch niêm yết ra TTCK nước ngoài... Vì vậy chắc chắn top 10 hôm nay sẽ có nhiều sự thay đổi thú vị trong thời gian tới.
Hai trong số 10 người giàu nhất trên TTCK là ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Đình Long đã sở hữu máy bay riêng
Nguyên Hằng - Mai Phương


Video 2

30 tháng 12, 2010

Tiếp Hàn Quốc này












Đi du lịch HÀN QUỐC nhé.


Cùng tôi đi thăm đất nước HÀN QUỐC nào.
Bao giờ thì NAM - BẮC Triều Tiên không còn căng thẳng?
Khi nào thì đất nước Triều Tiên thống nhất như VIỆT NAM?











































MƯỜI PHỤ NỮ GIÀU NHẤT THẾ GIỚI

10 phụ nữ giàu nhất thế giới


Nữ tỷ phú Abigail Johnson.
Hai bà chủ của “đế chế” bán lẻ Wal-Mart chiếm hai vị trí đầu tiên của danh sách 10 phụ nữ giàu nhất thế giới
Đa phần trong số 10 phụ nữ giàu nhất thế giới được thừa kế từ các gia tộc giàu có, nhưng nhiều người trong số này vẫn nắm quyền kiểm soát những bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Hai bà chủ của “đế chế” bán lẻ Wal-Mart chiếm hai vị trí đầu tiên của danh sách.

Dưới đây là 10 nữ tỷ phú hàng đầu thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes.

1. Christy Walton và gia đình

Giá trị tài sản: 22,5 tỷ USD
Lĩnh vực: Bán lẻ
Quốc tịch: Mỹ

Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart được lợi từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế khi người tiêu dùng chuyển sang săn tìm hàng giá rẻ. Sự phục hồi kinh tế dẫn tới doanh thu của Wal-Mart đi xuống ở Mỹ, nhưng giá cổ phiếu của Wal-Mart vẫn tăng 7% trong 12 tháng qua, giúp giá trị tài sản của nhà Walton, chủ nhân của Wal-Mart, tăng thêm tổng cộng 13 tỷ USD.

Được thành lập bởi Sam Walton vào năm 1962, tới nay Wal-Mart đạt tổng doanh thu hàng năm 405 tỷ USD, có 2 triệu nhân viên và hơn 8.400 cửa hàng trên khắp thế giới.

Ngoài tài sản được thừa kế của gia tộc Walton, Christy Walton còn càng thêm phần giàu có nhờ khoản đầu tư của người chồng quá cố vào hãng năng lượng thay thế First Solar. Từ khi trở thành doanh nghiệp đại chúng vào năm 2006 tới nay, giá cổ phiếu của First Solar đã tăng hơn 350%.

2. Alice Walton

Giá trị tài sản: 20,6 tỷ USD
Lĩnh vực: Bán lẻ
Quốc tịch: Mỹ

Phần lớn giá trị tài sản của Alice Walton là của cải thừa kế. Bà chủ Wal-Mart này còn nổi tiếng vì những khoản đóng góp lớn cho công tác xã hội.

Vào năm 1990, Alice Walton chi 100 triệu USD để hỗ trợ việc xây sân bay ở Bentonville, bang Arkansas. Bà cũng là người chi tiền để xây dựng Bảo tàng nghệ thuật Crystal Bridges.






3. Liliane Bettencourt


Giá trị tài sản: 20 tỷ USD
Lĩnh vực: Hóa mỹ phẩm
Quốc tịch: Pháp

Cha thân sinh của Liliane Bettencourt thành lập L’Oreal cách đây 101 năm. Là người thừa kế gia sản của hãng mỹ phẩm nổi tiếng này, Liliane Bettencourt đang trở nên giàu có hơn cùng với sự đi lên của giá cổ phiếu công ty.

Năm ngoái, con gái và là người thừa kế duy nhất của Liliane là Francoise Bettencourt-Meyers đã đề nghị tòa án điều tra việc mẹ mình tặng tiền mặt và quà tặng với tổng giá trị lên tới 1,4 tỷ USD cho Francois-Marie Banier - một người bạn là nhiếp ảnh gia của nữ tỷ phú này.

Cô con gái cho rằng, Banier đã lợi dụng người mẹ giàu có đã trở thành góa phụ từ năm 2007 của cô. Liliane đã phủ nhận cáo buộc của con gái và phải đi kiểm tra tâm lý theo yêu cầu của tòa trước phiên tòa diễn ra vào tháng 7 tới. Hai mẹ con bà từ đó tới nay đã không còn trò chuyện với nhau nữa.

4. Birgit Rausing và gia đình

Giá trị tài sản: 13 tỷ USD
Lĩnh vực: Đóng gói
Quốc tịch: Thụy Điển

Sau cái chết của người chồng Gad Rausing vào năm 2000, Birgit và ba con thừa kế hãng đóng gói khổng lồ Tetra Laval.

Vào năm 1944, cha chồng của Birgit đã thành lập công ty này, thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đóng gói chất lỏng như nước hoa quả và sữa. Doanh thu hàng năm của Tetra hiện ở mức 15,3 tỷ USD. Các con của Birgit Rausing đều nắm giữ các vị trí quan trọng trong hội đồng quản trị của công ty.




5. Savitri Jindal


Giá trị tài sản: 12,2 tỷ USD
Lĩnh vực: Thép và năng lượng
Quốc tịch: Ấn Độ

Savitri Jindal là Chủ tịch của hãng thép và năng lượng O.P. Jindal, công ty mà người chồng quá cố của bà là Om Prakash Jindal thành lập vào năm 1952. Năm 2005, khi ông Jindal qua đời vì tai nạn máy bay, bà Jindan đã được chuyển giao quyền kiểm soát công ty này.

Khi ông Jindal còn sống, ông đã trao quyền điều hành cho bốn người con trai là Prithviraj, Sajjan, Ratan và Naveen. Hiện nay, những người này đang lãnh đạo các bộ phận riêng biệt của công ty. Giá trị tài sản của nhà Jindal tăng 9,5 tỷ USD trong năm ngoái nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh.

Tháng 11 năm ngoái, bà Savitri thắng cử trong cuộc bầu cử quốc hội tại bang Haryana.

6. Abigail Johnson

Giá trị tài sản: 11,5 tỷ USD
Lĩnh vực: Đầu tư
Quốc tịch: Mỹ

Abigail Johnson là con gái của Ned Johnson người đứng đầu quỹ tương hỗ lớn nhất nước Mỹ Fidelity Investment. Công ty này còn hoạt động khá mạnh trong lĩnh vực môi giới và bảo hiểm.

Ned gia nhập công ty của cha thân sinh vào năm 1957 với tư cách một chuyên gia phân tích và trở thành Chủ tịch 15 năm sau đó. Abigail bắt đầu lãnh đạo một quỹ đầu tư trong Fidelity vào năm 1993. Tới năm 1995, cha bà giảm quyền sở hữu công ty và bà được thừa hưởng cổ phần 24%. Hiện nhà Johnson đang nắm giữ tổng số cổ phần 49% trong Fidelity.

Abigail được xem là một trong số các ứng cử viên kế nhiệm người cha ở vị trí chủ tịch công ty hiện nay.

7. Susanne Klatten

Giá trị tài sản: 11,1 tỷ USD
Lĩnh vực: Xe hơi
Quốc tịch: Đức

Nữ tỷ phú này thừa kế cổ phần trong hãng xe BMW từ người cha thân sinh quá cố, Herbert Quandt. Chính Herbert là người đã cứu BMW khỏi phá sản cách đây vài thập kỷ.

Là một nhà kinh tế học, Susanne còn được thừa kế cổ phần 50% trong hãng sản xuất hóa chất Altana. Từ tháng 2 vừa qua, cổ phần của bà trong Altana đã tăng lên mức 95%. Ngoài ra, bà còn nắm giữ cổ phần không nhỏ trong hãng năng lượng gió Nordex AG, hãng than chì SGL, và hãng vật tư nông nghiệp Geohumus.

Susanne từng bị người tình cũ Helg Sgarbi tống tiền hàng triệu USD bằng cách dọa đưa chuyện riêng tư của bà lên báo. Tuy nhiên, bà đã thắng kiện và Sgarbi hiện đang phải “bóc lịch”.

8. Iris Fontbona và gia đình

Giá trị tài sản: 11 tỷ USD
Lĩnh vực: Khai mỏ
Quốc tịch: Chile

Là vợ hai của tỷ phú Andronico Luksic, Iris được hường quyền thừa kế gia sản khi chồng qua đời vào năm 2005 vì bệnh ung thư. Gia đình bà kiểm soát Antofagasta, một trong những khai mỏ đồng lớn nhất thế giới. Trong vòng một năm qua, giá cổ phiếu công ty này tăng tới 80%.

Con trai của Iris là Chủ tịch của Antofagasta. Ngoài ra, bà còn nắm cổ phiếu của hãng sản xuất đồ uống Quinenco, và chuỗi khách sạn - nghỉ dưỡng Croatian.

9. Jacqueline Mars

Giá trị tài sản: 11 tỷ USD
Lĩnh vực: Sản xuất bánh kẹo
Quốc tịch: Mỹ

Trong thời gian suy thoái, người tiêu dùng vẫn chi tiền mua các sản phẩm của hãng bánh kẹo Mars nổi tiếng. Năm ngoái, Mars đã chi 23 tỷ USD, phần lớn bằng tiền vay nợ, để mua lại đối thủ Wrigley, hình thành hãng bánh kẹo lớn nhất thế giới. Với thương vụ trên, doanh thu của Mars hiện ở mức trên 30 tỷ USD mỗi năm.

Mars được thực hiện bởi Frank Mars vào năm 1911. Thế hệ thứ ba của gia đình này được hưởng quyền thừa kế khi ông qua đời vào năm 1999.




10. Anne Cox Chambers


Giá trị tài sản: 10 tỷ USD
Lĩnh vực: Truyền thông
Quốc tịch: Mỹ


Nữ tỷ phú này là con gái của người sáng lập hãng Cox Enterprises, ông James M. Cox, người đã qua đời vào năm 1957. Công ty Cox Enterprises hiện kiểm soát công ty dây cáp Cox Communications, 17 tờ báo ra hàng ngày, 15 kênh truyền hình, 86 kênh phát thanh, nhà bán đấu giá xe hơi Manheim, trang web AutoTrader.com... Doanh thu hàng năm của Cox Enterprises hiện là 15 tỷ USD.



(Theo Vneconomy)