Trang

30 tháng 12, 2010

Xin phép được copy

Đọc bài viết của tác giả Thành Chung 
http://guihuongchogio.vnweblogs.com/
Thấy nó vui vui nên xin phép tác giả cho copy để bạn bè đọc chơi.


Nhân bàn về khái niệm “Thật – Giả”, TC muốn mời mọi người tham gia “bình loạn” hoặc giải nghĩa từ theo kiểu Wiki…Fake:
1- Học giả
- Muốn trở thành “Học giả”  thì phải học thật
- Học giả nhiều khi vẫn có bằng thật
2- Hàm giả:
- Khi hàm thật bị “móm” thì hàm giả lên ngôi
- Nhiều vị có (học) hàm thật mà kiến thức vẫn giả
3- Khá giả vẫn “khá” hơn “khá thật”
4- Đểu giả có khi “đểu” hơn cả “đểu thật”
5- Sứ giả mang đến “hình ảnh thật” của cơ quan/tổ chức mình đại diện
6- Khán/thính giả là những người xem/nghe thật
7- Ký giả nhưng lĩnh thật (trường hợp đưa phong bì cho các quan chức)
8- Giả dối = giả vờ nói dối (phủ định của phủ đinh = khẳng định) = nói thật (he he)
9- Giả cầy như chó thật (Chân giò nấu giả cầy – các cụ ăn như (thịt) chó)
10- Giả sử: sử bị làm giả kiểu “văn nô” trong Hồn Việt
….
Mời các bác, các anh/chị và các bạn góp… cổ phần. Chủ nhà sẽ chuyển từ góp ý lên bài chính.
Xin cảm ơn và chúc mọi người ở bờ Đông một buổi tối vui vẻ, ở bờ Tây một ngày không… mệt mỏi.
*****
Anh thợ khoan sâu chuyên Đào (bằng) Mai gửi góp mấy câu "ca dao... cạo:
- Áo rách khéo vá hơn lành nhịn ăn
- Gần "mực" thì bia, gần đèn thì thuốc
- Không có chồi (lộc) đố mày làm hăng. 
Chủ nhà xin góp thêm:
- Học tại chức là: Học tại chỗ, đỗ tại thầy
- Thí sinh vào phòng thi cần: "Bình tĩnh, tự tin, nhìn bài đứa bên cạnh"
- Giáo viên chưa thể "Sướng bằng lông" (Sống bằng lương) nên vẫn phải dạy thêm là chính. Vì thế, "không mày đố thầy dạy ai"
- Nhân chuyện đổi tình lấy điểm, liền chị hát: "Em về thầy chẳng cho về, thầy níu sổ điểm thầy đề con hai". Liền anh đáp: "Xin em đừng cố giả nai - Kara phố huyện, ngày mai, thầy chờ". (hờ hờ)
***
Nhân bàn đến chữ "TÌNH", Hoài Vân giữ gần hết cổ phiếu của Thiền viện:
Yêu đến lần thứ tư được gọi là tình tứ.
Yêu đến lần thứ bảy gọi là thất tình.
Yêu một lúc nhiều người gọi là trữ tình (để dành xài dài dài).
Được chấp nhận yêu gọi là dzô! tình.
Yêu và kết hôn với người nước ngoài gọi là ngoại tình.
Yêu và kết hôn với người trong nước gọi là nội tình.
Tiền để đưa người yêu đi chơi gọi là bạc tình.
Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình tang.
Hai bà vợ cùng dùng chung một ông chồng gọi là chung tình.
Tình yêu quá đẹp gọi là tuyệt tình.
Yêu từ thời đi học gọi là tình trường.
Yêu vợ người khác bị đánh tím mặt gọi là tình thâm 
***
Phần vốn góp chủ sở hữu  của Hoài Vân được anh Nguyễn Ngọc Châu chuyển thể:
ĐỊNH NGHĨA TÌNH YÊU

Đàn ông với đàn bà
Liên kết bằng tình ái
Nhưng bao nhiêu kiểu tình
Có bấy nhiêu lí giải

Xin liệt kê vài loại :
Ví dụ như thất tình
Là cùng yêu một lúc
Bẩy cô nàng xinh xinh

Một chị chàng tình tứ
Khi mới yêu bốn người
Trữ tình khi trên đời
Người yêu chừng dăm chục

Vô tình là buồn bực
Không có ai mà yêu
Ngoại tình cũng nhiều nhiều
Khi lấy người nước khác

Nếu yêu người trong nước
Chắc chắn là nội tình
Tính tình là dè sẻn
Với bồ từng xu trinh

Tình quên vào dĩ vãng
Đươc gọi là cố tình
Hai nàng lấy một anh
Là chung tình dứt khoát!

Còn nhiều thứ tình khác:
Vợ mắng là tình ca
Sư ông yêu sư bà
Tất ở nơi tình tự*

Định cưới phải sống thử
Đó gọi là tỏ tình
Khi ta đã chán mình
Là tận* tình hết mức

Yêu mà bị cảm sốt 
Là hiện tượng nhiệt tình Người lang chạ linh tinh
Là tình lang chắc chắn

Yêu từ thời áo trắng
Dứt khoát là tình trường
Yêu tuyệt đỉnh sắc hương
Là tuyệt tình say đắm

Chồng bồ đấm tím mặt
Ấy gọi là tình thâm
Tiền chi phí cho nàng
Được xếp vào "tình bạc" 

Còn nhiều thứ tình lắm
Nhưng tạm dừng ở đây
Mời mọi người chung tay
Cùng viết thêm định nghĩa...
(En-nơ-xê)
Hai khổ viết nghiêng là góp vốn của chủ nhà.
***
Dưa lê Lão gia mang đến tặng cho TC cả "Cửu tình" - Tình vĩnh cửu:
-Tinh khúc: Tình chỉ trên một đoạn dường
- Tinh ái: Tình làm cho em...đau
- Tình tính tang: Vừa yêu vừa...gảy đàn...
- Tình đồng chí:Hai người là đảng viên yêu nhau
- Tình làng: Cả làng yêu nhau
- Tình lang: Người tình lang thang
- Tình tứ: Yêu một lúc bốn người
- Tình cho không, biếu không: Tình không phải trả tiền
- Tình hữu nghị: Tình như TA với TẦU!
(... He...He... )
***
Em Hải Vân (VT) gửi tin nhắn để nghị bổ sung khái niệm Chân thật và chân giả. Mình tạm giải thích thế này: Chân giả (chân gỗ) "ngon" hơn "chân thật". Nhân thể kể thêm câu chuyện vui. Có anh đến nhà bố mẹ vợ tương lai. Ông nhạc bảo:
- Tôi chỉ thích những người "chân chính".
Con rể tương lai nhanh nhảu: - Dạ cháu tốt cả "chân chính" lẫn "chân phụ"
Ông nhạc giải thích: - Ý là tôi muốn nói đến sự "chân tình"
Con rể: - Dạ vâng, cháu hiểu. Chân tình nằm ở giữa chân thật ạ.  











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét